Chén Thiên Mục (hay còn gọi là Kiến Trản) là một trà cụ dùng để uống trà. Chén Thiên Mục được tạo với một quy trình khá đặc biệt. Chén được tráng một lớp men có thành phần kim loại và được nung với nhiệt độ từ 1000oC trở lên. Chén Thiên Mục Kiến Trản Đấu Lạp được chế tác hoàn toàn thủ công từ tạo hình đến kéo phôi đều do đôi bàn tay hoàn thành, tỉ mỉ cẩn thận. Diêu biến (Biến hóa kỳ ảo từ lò nung ) vô cùng khéo léo, 1 do chế tác, 2 do công phu, điều lửa điêu luyện, tự nhiên trở thành kẻ chế tác thuần thục nhất, sắc màu không trùng lặp nên nó vô cùng đặc biệt.
Chén Thiên mục (còn có tên là chén Kiến Trản) có nguồn gốc từ huyện Kiến Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là loại chén uống trà được chế tác tại Trung Quốc vào năm trước những năm 960.
Mãi đến năm 1333, chén Thiên Mục mới thực sự được nhiều người biết đến bởi một trong các nhà sư người Nhật Bản đến Trung Quốc và lan rộng. Vị nhà sư này đã đặt tên cho loại chén này dựa vào một ngọn núi ở Phúc Kiến.
Mãi đến năm 1333, chén Thiên Mục mới thực sự được nhiều người biết đến bởi một trong các nhà sư người Nhật Bản đến Trung Quốc và lan rộng. Vị nhà sư này đã đặt tên cho loại chén này dựa vào một ngọn núi ở Phúc Kiến.
Công dụng của chén Thiên Mục
- Tôn vinh hương vị trà: Chén Thiên Mục có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp giữ nóng trà lâu hơn và tạo điều kiện lý tưởng để thưởng thức trà. Chất liệu gốm và lớp men đặc trưng giúp giảm bớt độ đắng của trà, tạo hương vị thanh nhẹ, dễ chịu.
- Trải nghiệm thị giác: Các loại men đặc biệt được dùng trên bề mặt chén Thiên Mục thường tạo ra những hiệu ứng đẹp mắt như vân mây, vệt nắng hay các loại “hoa văn” tự nhiên, mang đến trải nghiệm thị giác thú vị.
- Tăng trải nghiệm thưởng trà: Hình dáng và kích thước của chén Thiên Mục được thiết kế để người uống có thể cầm chén dễ dàng và cảm nhận sự ấm áp lan tỏa qua lớp gốm. Điều này tạo ra sự kết nối giữa người uống và chén trà.
Các loại chén Thiên Mục
Chén Thiên Mục có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào cách chế tác, lớp men, và họa tiết trang trí. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Chén Du Trích (Giọt Dầu): được làm từ loại men Thiên Mục có đốm loang màu trắng hoặc nâu thường có hình giọt dầu bị bắn, đôi khi có hình vệt sơn chảy dài. Chén có màu nâu đỏ, màu đen bạc hoặc cũng có thể kết hợp với nhiều nguyên tố kim loại khác để cho ra màu sắc khác nhau.
- Chén Thố Hào (Lông Thỏ): có nhiều đường gân xen kẽ trên nền đen do nhiệt độ nung củi cao hơn với các loại khác làm các phần tử kim loại vừa nổi lên và kéo thành sợi. Các vệt này do nóng chảy thành đường dài và nổi li ti trên mặt chén, có hình dạng như lông thỏ.
- Chén Hoả Biến: làm từ loại men Thiên Mục có màu nâu đỏ như lửa. Đây là 1 trong những loại men Thiên Mục được ưa chuộng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Sở dĩ, chén từ men Hỏa Biến có màu nâu đỏ là hàm lượng oxit sắt rất cao (12-20%) có trong lớp men làm nên Hoả Biến.
- Chén Trà Diếp Mạt: là loại men Thiên Mục có những chấm nhỏ li ti như cám. Men Trà Diếp Mạt ra đời vào thời nhà Đường (618-907) và các lò gốm ở Hiệp Tây và Hà Nam chế tác. Tuy nhiên loại men này gần 10 thế kỷ đã bị thất truyền và được hồi phục dưới thời vua Ung Chính (cha của Càn Long) của nhà Thanh (1644-1912).
- Chén Mộc Diếp: là men Thiên Mục có hình chiếc lá trong lòng chén. Những loại men Thiên Mục khác thường có các đường nét hay hình thù đặc biệt do có thành phần kim loại trong men. Còn chén Mộc Diếp sẽ có hình chiếc lá bởi vì khi tráng men người chế tác gốm sẽ cho một chiếc lá vào….