Có rất nhiều di sản văn hoá Việt Nam đã ra đời từ rất lâu, được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới và cho đến ngày nay các nghệ thuật này vẫn còn được lưu giữ. Mỗi loại hình nghệ thuật di sản Việt Nam đều mang đến nét độc đáo riêng, thu hút mọi người. Và khi nhắc đến nghệ thuật di sản văn hoá Việt Nam mọi người sẽ nghĩ ngay đến Nhã nhạc cung đình Huế và Chầu văn. Điều gì đã khiến 2 di sản này được mọi người ghi nhớ và yêu thích đến vậy, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nghệ thuật di sản Việt Nam luôn đem lại nhiều giá trị văn hóa sâu sắc
Nhã nhạc cung đình Huế- nghệ thuật di sản Việt Nam
Đến với xứ Huế mộng mơ mọi người không thể nào quên loại hình nghệ thuật di sản Việt Nam khá nổi tiếng là Nhã nhạc cung đường Huế. Với âm hưởng rộn ràng, da diết với độ uyển chuyển, trang trọng mang đậm bản sắc riêng đã khiến loại hình này được nhiều người yêu thích.
Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc được xem là quốc nhạc và có tuổi đời gần 1000 năm. Loại hình âm nhạc chính thống từ xưa sẽ gồm 3 yếu tố: nhạc, múa và hát, trong đó nhạc và múa chiếm tỷ lệ cao hơn. Từ xưa vào các triều đại nhã nhạc cung đình Huế được xem là quốc nhạc và phát triển rực rỡ dưới triều Nguyễn (1802-1945).
Nhã nhạc có hệ thống bài bản vô cùng phong phú, với hàng trăm nhạc chương đều do Bộ Lễ biên soạn phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình. Đây là loại hình âm nhạc tao nhã, thiêng liêng nên thường được trình diễn trong các đại lễ quan trọng của triều đỉnh.
Và ngày nay Nhã nhạc cung đình Huế được xem là di sản văn hoá phi vật thể thu hút sự quan tâm, thưởng thức hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Khi thưởng thức loại hình nghệ thuật độc đáo này sẽ bạn sẽ cảm nhận được sự trầm mặc trong không gian. Cùng ánh sáng mờ ảo, với làn điệu mang âm hưởng cổ xưa sẽ đưa mọi người thả hồn trong các triều đại xưa.
Nhã nhạc cung đình là là di sản văn hóa nghệ thuật vô cùng độc đáo
Chầu văn- nghệ thuật di sản Việt Nam
Chầu văn hay còn được gọi là hát văn, hát hầu đồng, hát bóng…là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là nghệ thuật di sản Việt Nam được gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, đây là tín ngưỡng dân gian nước ta. Chầu văn được xem là một kho tàng truyền thuyết, huyền thoại về tâm linh có hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí…
Với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, âm nhạc mang đậm tính tâm linh nên chầu văn được coi là hình thức ca hát đem lại ý nghĩa chầu thành. Nghệ thuật hát chầu văn có xuất xứ từ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ thịnh nhất của hát chầu văn là vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, vào thời gian này cũng có nhiều cuộc thi được tổ chức để chọn người nhạc này.
Tuy nhiên đến năm 1954 hát chầu văn dần được mai mọt vì hình thức hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Mãi đến năm 1990 hát chầu văn lại có cơ hội phát triển mạnh tại một số tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đặc biệt hát chầu văn đã được Unesco công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và ngày nay loại hình nghệ thuật này đang được quan tâm bảo tồn. Hiện nay cũng có hình thức hát chầu văn ở Huế, nhưng giai điệu rất khác biệt so với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chầu văn luôn mang đến giá trị tín ngưỡng xưa
Với giá trị văn hoá độc đáo mà các nghệ thuật di sản Việt Nam mang lại đã giúp bao thế hệ đời sau vẫn nhớ đến những nét đẹp lịch sử thời xưa. Ngoài Nhã nhạc cung đình Huế và Chầu văn ở Việt Nam còn rất nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc khác được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Nếu bạn muốn biết tất tần tật về các nghệ thuật văn hoá ở nước ta có thể đến với Tâm Đạo Quán hoặc liên hệ hotline: 0936.229.655.