Trà đạo Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt từ xa xưa. Một nét đẹp của sự mộc mạc, chân thật, nơi chúng ta thả trôi những suy tư trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như trà đạo của Nhật Bản ưa chuộng sự cầu kỳ chuẩn mực. Thì văn hóa trà đạo của Việt Nam lại đề cao sự đơn giản từ cách pha chế cho đến hương vị của trà. Một trong những nét riêng độc đáo không thể tìm được bất kỳ đâu trên thế giới.
Văn hóa trà đạo là nét riêng của Việt Nam từ lâu đời
Trà đạo Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ lâu đời
Trà đạo Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, nghệ thuật của trà đạo tại nước ta vẫn mang một phong cách rất riêng biệt.
Theo truyền thuyết xa xưa kể lại, vua Thần Nông trong một chuyến thăm đã uống nhầm lá cây nấu trong nước sôi. Nhà vua cảm thấy tinh thần phấn chấn bởi hương thơm mộc mạc và chân chất. Vị ngọt chát nơi hậu vị làm cho người uống cảm thấy lưu luyến mãi. Loại lá mà người dân sử dụng để nấu nước được đặt là “lá chè”. Đồng thời, loại lá này được trồng phổ biến và rộng rãi hơn.
Trung Quốc có trà đạo, Việt Nam có sự tiếp thu văn hóa trà đạo nhưng vẫn giữ được nét riêng của con người nước Nam hàng ngàn năm.
Trà đạo thể hiện được sự dung dị và gần gũi lạ thường
Trà đạo Việt Nam và những nét riêng đặc trưng trong văn hóa
Nét đặc trưng độc đáo trong trà đạo của Việt Nam đó chính là sự gần gũi và dung dị. Thưởng thức một tách trà mang đến cho người uống cảm giác thân thương từ hương vị cho đến cách pha trà.
Trà đạo Việt Nam không cần phải có sự cầu kỳ trong phong cách pha chế Như trà đạo Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Văn hóa trà đạo thể hiện sự giản dị và tinh khiết đến mộc mạc. Mỗi buổi sáng thức giấc, như một thói quen việc đầu tiên là đun một ấm trà nóng, rót tác trà rồi đưa qua mũi sau mới hạ xuống miệng rồi nhấp từng ngụm nhỏ để có thể cảm nhận được vị đắng, vị ngọt của trà và đôi khi bạn còn thấy cả hương vị của đất và của trời trong tách trà ngon ấy.
Hình ảnh chén trà mang đậm cây đa đầu làng, khóm tre, những khung cảnh thân thuộc của miền quê Việt Nam. Nơi bà con nông dân sau một ngày nghỉ trưa vẫn cùng nhau thưởng thức chén trà và hàn huyên tâm sự.
Trái ngược với “trà thất” được bài trí tỉ mỉ trong không gian thưởng ngoạn trà đẳng cấp, trà đảo Việt Nam lại gắn liền với hình ảnh vô cùng gần gũi và dung dị. Không sai khi nói rằng, văn hóa trà đạo của Việt Nam mang đậm tình làng nghĩa xóm. Một tách nước trà, một vài chiếc kẹo và dăm ba câu chuyện đã trở thành một nét đẹp văn hóa rất Việt.
Một ít chè ngon để mở đầu câu chuyện hàn huyên tâm sự
Trà đạo Việt Nam nét đẹp trong nghệ thuật pha trà
Một chén trà ngon bắt đầu câu chuyện cũng như để gắn kết tình người mộc mạc. Gắn trà đạo Việt Nam với hai chữ mộc mạc, bình dị không có nghĩa là cẩu thả. Trà Việt vẫn mang hương vị ngọt chát thể hiện được chất riêng của nghệ nhân pha trà.
Một chén trà ngon đến tay người thưởng thức cần phải có sự hòa quyện giữa trà và tâm hồn người nghệ nhân. Người pha trà cần phải thả hồn mình vào để người thưởng thức cảm nhận được những cung bậc cảm xúc khác nhau trong một chén trà đơn giản.
Người thưởng trà cảm nhận được vị chát và hậu vị ngọt nhẹ, thưởng thức thêm vài ba viên kẹo lạc thì còn gì bằng. Cảm nhận vị giác của chè, nhấm nháp thêm vị ngọt thanh lắng đọng của kẹo lạc không khác gì mỹ vị của trần gian.
Càng tìm hiểu về trà đạo Việt Nam càng trân quý về nền văn hóa mà ông cha đã gầy dựng và phát triển. Cuộc sống hiện đại với những tấp nập xô bồ khiến nhiều người mệt mỏi, gục ngã. Sự giản dị và mộc mạc xuất phát từ trà đạo giúp bạn cân bằng hơn, gắn kết hơn trong cuộc sống.
Xem thêm: